Bao nhiêu kg măng tươi được 1kg măng khô? Lamthuongfood

Bao nhiêu kg măng tươi được 1kg măng khô

Măng khô là loại thực phẩm được sơ chế từ măng rừng tươi. Quá trình làm măng khô không hề đơn giản, quy trình không quá khó nhưng nó đòi hỏi nhiều công sức, thời gian. Đặc biệt, từ măng tươi (Măng tươi ở đây được tính theo măng đã bó vỏ)  để làm thành măng khô sẽ rất lâu vì rất cần rất nhiều măng tươi mới làm ra được một ít măng khô. Vậy bao nhiêu kg măng tươi được 1kg măng khô?

Bao nhiêu kg măng tươi được 1 kg măng khô

Trung bình cứ 10kg măng tươi sẽ làm được 1kg măng khô. Vì vậy sẽ mất khoảng 20kg măng tươi để làm ra 1kg măng khô.

Tùy theo từng loại măng khác nhau theo độ dày, độ mỏng của măng, măng đầu vụ hay măng cuối vụ mà số măng khô làm được từ măng tươi cũng khác nhau. Cụ thể:

Măng nứa khô

Với 10kg măng nứa tươi bạn sẽ làm ra được 0,5kg măng nứa khô và mất 20kg măng nứa tươi để làm ra được 1 cân măng nứa khô.

Măng nứa là một loại măng có kích thước nhỏ, thường mọc gần bờ suối hoặc khu vực ẩm ướt. Khi dùng măng nứa để làm măng khô thì tỉ lệ hao hụt sẽ cao hơn các loại măng to dày như măng mai với măng hốc…

Măng nứa rừng
Măng nứa rừng

Măng mai, măng hốc

Măng mai, măng hốc là 2 loại măng dày, củ to khi làm măng khô sẽ ít hao hụt hơn so với các loại măng nhỏ khác như măng nứa tép, măng nứa, măng giang… Để làm 1kg măng mai khô sẽ cần khoảng 15kg măng tươi cùng loại hoặc 1kg măng tươi loại này sẽ làm được 0,7 lạng măng khô.

Măng mai
Măng mai tây bắc

Măng nứa tép

Măng nứa tép là loại măng họ hàng gần với măng nứa, loại măng này kích thước chỉ bằng một nửa hoặc 1/3 so với 1 cây măng nứa. Để làm 1kg măng nứa tép khô thì sẽ mất hơn 20kg măng tươi. Do loại măng này hao hụt nhiều hơn cả măng nứa.

Xem thêm:  Măng khô kho chay: Món ăn ngon và bổ dưỡng cho người ăn chay

Để làm 1 loại măng nứa tép khô mất rất nhiều công sức từ việc loại măng này rất bé, vỏ khó bóc, hao hụt nhiều và đặc biệt là loại măng này rất ngon, ngon hơn cả măng nứa và số lượng loại măng này trong rừng ngày một ít nên giá cả của loại măng này luôn cao. Măng nứa tép khô là loại măng đắt trên thị trường hiện nay.

Măng giang

Măng giang khô cũng được nhiều người yêu thích vì đây là đặc sản nổi tiếng của các tỉnh miền núi phía bắc, măng giang có thể dùng chế biến nhiều món ăn ngon. Măng giang có kích thước gần giống với măng nứa, cho nên, để làm ra 1kg măng giang thì cần khoảng 19 kg măng giang khô.

Trên đây là đáp án câu hỏi bao nhiêu kg măng tươi được 1kg măng khô. Có thể thấy, tùy vào từng loại măng mà cần số lượng khác nhau khi làm ra một kg măng khô hoặc cách mà người dân chế biến.. Tuy nhiên, với người mua hàng, điều đó không phải là quan trọng nhất. Quan trọng vẫn là mua được sản phẩm măng khô chính hãng, đảm bảo an toàn.

Hành trình từ măng rừng đến măng khô

Để biết măng khô được làm nên như thế nào chúng ta cần tìm hiểu qua quy trình làm măng khô của đồng bào dân tộc miền núi. Theo đó, làm măng khô cần thực hiện theo các bước sau:

Thu hoạch, bóc vỏ măng

Vào mùa mưa ở các vùng núi, khi những cơn mưa đầu mùa xuất hiện, măng bắt đầu nhú lên khỏi mặt đất. Khi đó, người dân địa phương sẽ lên núi bẻ măng về để ăn hoặc bán lại cho người thu mua số lượng lớn măng tươi để làm măng sấy khô.

Măng tươi sau khi hái về sẽ được bóc hết lớp vỏ cứng, cắt bỏ phần gốc già, sau đó phân loại (dùng làm măng lát hay măng khô xé sợi). Sau đó, bỏ măng đã rửa sạch vào nồi luộc, khi nào chín thì vớt ra khỏi nồi để cho nguội.

Xem thêm:  Miến xào măng khô: Món ăn lạ miệng, thơm ngon cho cả gia đình
Thu hoạch và bóc vỏ măng
Thu hoạch và bóc vỏ măng

Sấy măng

Khi măng đã luộc để nguội, người làm sẽ chẻ hoặc khứa măng, sau đó xếp lên vỉ (mành) để đưa vào lò sấy (một lò có từ 5 - 7 mành). Cứ mỗi một giờ sẽ phải đảo vỉ một lần từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên. 

Khi măng đã khô độ 30 - 40% thì cho măng ra ngoài. tiến hành đảo (lật lại từng miếng măng) rồi cho vào sấy tiếp. Khi măng khô đến độ 80%, đem bỏ măng ra nền đất sạch cho nguội (hạ thổ). Các công đoạn này sẽ mất từ 1.5 - 2 ngày.

** Note: Đây là quy trình sấy cơ bản đối với những cơ sở làm măng chuyên nghiệp. Với những người dân tự làm măng khô thì không sấy mà đem măng phơi nắng.

Sấy bằng lò sấy thủ công

Hoặc người dân cũng có thể sấy măng bằng lò thủ công. Lò sấy được xây bằng gạch (đắp bằng đất) có độ dày từ 15 - 20cm. Đất dùng để đắp lò phải được chọn lựa kỹ. Thường sau khi sấy 1 hoặc 2 mẻ măng, lò sẽ được phủ lại 1 lớp đất mỏng để không bị nứt.

Dù lò được xây bằng gạch hay đắp đất thì việc giữ độ nóng cũng như nhiệt độ và thông khói cần được đặc biệt chú trọng. Việc đó giúp măng không có mùi sau mỗi mẻ sấy.

Sấy măng bằng máy sấy công nghệ cao

Một cách sấy măng giúp rút ngắn thời gian đó là áp dụng công nghệ tiên tiến trong sấy nông sản để sấy măng. Tức là người ta sẽ dùng lò sấy công nghiệp để sấy nóng măng bằng nhiệt.

Cách này nhanh nhưng tốn chi phí đầu tư trang thiết bị và nguồn nhiên liệu. Nó cho măng có màu vàng tươi, măng để được lâu vì đốt cháy hoàn toàn nước bên trong.

Sau các bước sấy, măng sẽ được phơi ra nắng thêm 1 nắng nữa để giữ màu và mùi thơm của măng. Sau đó, đợi măng nguội thì cho vào túi bóng bảo quản.

Măng phơi nắng tự nhiên
Măng phơi nắng tự nhiên

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *